BÀI ĐỌC
I: Cv 2, 1-11 ..Trích sách Tông đồ Công
vụ.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi,
bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà
nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác
đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và
bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói.
Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ
khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến,
tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi
người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: "Nào tất cả những người đang nói
đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ
nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam,
Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia,
cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta
và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ
công của Thiên Chúa!"..Mọi
người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: "Thế này nghĩa là gì?"
Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng, họ đầy rượu rồi ... đó là lời Chúa...
BÀI ĐỌC II: 1 Cr 12, 3b-7.
12-13..Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô
gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, không ai có thể nói "Đức Giêsu là Chúa"
mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh
Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc,
nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Đấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện
của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích.
Cũng như chỉ có một thân thể nhưng có nhiều chi thể, mà các chi
thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong
một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù
là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một
Thánh Thần. Đó là lời Chúa.
PHÚC ÂM: Ga 20, 19-23
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ
họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông
và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các
ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa.
Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai
Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các
ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội
người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" Đó là lời Chúa.
Bóng Tối
Raoul Follereau đã thuật lại một câu chuyện về
một người phong cùi như sau: Từ nhiều năm qua, ông ta sống chui rúc trong căn
lều tối tăm của ông. Xa tránh ánh sáng, đôi mắt ông đã trở thành mù lòa. Bóng
tối trên đôi mắt đã đành, ông còn tự giam hãm bóng tối của tâm hồn. Người đàn
ông như đang tự chôn vùi mình trong chính đáy mồ của ông... Mỗi ngày, có một nữ
tu đến để tẩy rửa và băng bó các vết thương cho ông. Ông chấp nhận cho người nữ
tu săn sóc, vì nghĩ rằng ít nhất người nữ tu cũng nở được nụ cười mãn nguyện.
Ngày tôi đến thăm, người nữ tu cho tôi biết rằng
người đàn ông đã không bao giờ muốn ra khỏi căn lều tối tăm của mình... Tôi
tiến lại gần con người khốn khổ ấy và đưa cánh tay ra mời mọc. Tôi nắm lấy cánh
tay của ông và dìu ông đứng dậy. Chúng tôi ra khỏi căn lều tăm tối.. Vừa đến
bên cánh cửa nơi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua, người đàn ông dã có một
thái độ mà mãi mãi tôi không bao giờ có thể quên được. Ra khỏi căn lều, đứng
giữa ánh sáng, ông hô lên một tiếng kêu lớn: "Tôi thấy!"
Kể từ khi bóng tối của bệnh phong cùi ụp phủ
xuống trên cuộc đời, thì đây là lần đầu tiên, người bệnh mới cảm nhận thực sự
có ánh sáng xung quanh mình. Lấy tất cả sức lực còn lại, người đàn ông thét lên
với cây cỏ, với núi non, với trời cao, với tất cả mọi người: Tôi thấy! Tôi thấy!
Có những người tự giam mình trong bóng tối. Có
những người bị người khác đầy ải vào trong bóng tối...
Vô tình hay hữu ý, có lẽ chúng ta cũng đã xô đẩy
không biết bao nhiêu người vào trong bóng tối. Một cuộc sống thiếu chứng tá,
một khước từ giúp đỡ: đó có thể là những hành động xô đẩy người khác rơi vào
bóng tối, chúng ta cũng tự giam mình vào bóng tối hay giảm bớt cường độ ánh
sáng trong chúng ta...
"Các con là ánh sáng thế gian". Lời
của Chúa Giêng nói lên bản chất của người Khô. Người Kitô chỉ là Khô khi họ là
ánh sáng thế gian... Ánh sáng không thể sáng soi nữa, ánh sáng ấy sẽ trở thành
tăm tối.
Hãy chiếu ánh sáng bằng những việc làm của ánh
sáng. Một cuộc sống đầy gương sáng, một lờ nói nâng đỡ ủi an, một nụ cười thông
cảm, một bàn tay đưa ra để dìu dắt, để đồng hành: đó là bao nhiêu việc làm của
ánh sáng mà bao nhiêu người đang chờ đợi nơi chúng ta. Và chúng ta cũng tin
rằng, một ánh lửa càng được chia sẻ, thì càng sáng lên... (Lẽ Sống)
Các hoạt động của Thánh Thần.
Thánh Thần là Thiên Chúa bị bỏ quên. Để trắc nghiệm, chúng ta thử
coi mình có nói về Thánh Thần được hơn 5 phút không! Thời đại của chúng ta,
thời đại từ khi Chúa Giêsu về trời cho đến Ngày Tận Thế là thời đại của Thánh
Thần; thế mà chúng ta lại biết rất ít về Ngài. May mắn cho chúng ta, Giáo Hội
dùng ngày hôm nay để giúp chúng ta ôn lại giáo lý về Chúa Thánh Thần.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta nhìn thấy các khía cạnh khác nhau
của Ngôi Ba Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường thuật Thánh Thần hiện
xuống và đậu lại trên mỗi Tông-đồ qua hình ảnh của cơn gió mạnh, hình lưỡi lửa,
và sự kiện nói tiếng lạ. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô đề cập đến những công
việc của Thánh Thần làm nơi mỗi cá nhân và toàn thể Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh
đến sự hiệp nhất trong cùng một đức tin, một Phép Rửa, và một tình yêu; vì tất
cả đều hoạt động trong cùng một Thánh Thần. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh
đến vai trò của Thánh Thần trong việc sở hữu bình an và quyền tha thứ cho con
người.
1/ Bài đọc I: Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần.
1.1/ Lễ (Ngũ) Tuần: Việt-nam dịch không đúng, lẽ ra phải dịch Lễ
Các Tuần hay Lễ Năm Mươi Ngày (Pentecost, 50 ngày, hay 7 tuần). Lễ Các Tuần là
một trong 3 lễ trọng thể của người Do-thái, mà tất cả các người nam của họ,
sống trong vòng 20 dặm của Jerusalem, phải về Jerusalem để dự lễ. Hai lễ trọng
kia là Lễ Vượt Qua và Lễ Lều. Lễ Các Tuần xảy ra đúng 50 ngày sau Lễ Vượt Qua.
Lễ Vượt Qua thường xảy ra vào trung tuần tháng Nissan (tháng tư); vì thế, Lễ
Các Tuần rơi vào đầu tháng 6. Tháng 6 là tháng du hành vì thời tiết đã tốt đẹp
hơn và thuận tiện cho việc đi lại. Đó là lý do tại sao trong trình thuật hôm
nay có bao nhiêu sắc dân, những người theo Đạo Do-thái lên Jerusalem để mừng
lễ. Lễ Các Tuần kỷ niệm hai biến cố quan trọng: