Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

NGHI THỨC ĐÍNH HÔN


(Cử hành tại nhà gái)
1. Lời mở đầu         ...  Thưa hai họ ...

Chúng ta bắt đầu tiến hành lễ đính hôn cho hai em...
Thời gian qua, hai em đã quen biết nhau. Với lễ đính hôn này, gia đình hai bên tán thành tình yêu của hai em và tạo điều kiện để hai em tìm hiểu nhau cũng như tìm hiểu gia đình hai bên cặn kẽ hơn, hầu đem lại hạnh phúc cho cuộc sống hôn nhân sau này. Lễ đính hôn này cũng là dịp để gia đình hai bên bắt đầu chuẩn bị cho lễ thành hôn sắp tới. Việc tìm hiểu của hai em và việc chuẩn bị của hai gia đình đều rất quan trọng. Là Kitô hữu, chúng ta hiểu rằng trong những việc hệ trọng này, cần phải có ơn trên giúp đỡ. Vì thế, giờ đây chúng ta dành ít phút hướng lòng lên Thiên Chúa là Cha chúng ta, xin Ngài chúc lành và ban Thánh Thần của Ngài xuống trên hai em, hầu hướng dẫn hai em cũng như cả hai gia đình biết cách vun xới cho tình yêu này, theo như ý Ngài.-
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần..Amen.
Cầu xin Chúa Thánh Thần.

2. Lời Chúa (Kn 9,1-4.11).. Bài trích sách Khôn ngoan .
Lạy Thượng Đế của bậc tổ tiên, lạy Đức Chúa từ bi lân tuất, Chúa dùng lời Chúa mà tác thành vạn vật, dùng sự khôn ngoan Chúa mà cấu tạo con người, để con người làm chủ mọi loài Chúa dựng nên, và sống sao cho thánh thiện công chính mà chỉ huy cả vũ trụ này, cùng được một tâm hồn ngay thẳng mà phân biệt phải trái. Xin rộng ban cho con Đức Khôn Ngoan hằng ngự bên toà Chúa. Vì Đức Khôn Ngoan hiểu biết tất cả, sẽ khôn khéo hướng dẫn con trong việc con làm, lấy quyền năng vinh hiển mà gìn giữ con.
Đó là Lời Chúa..........Tạ ơn Chúa
                            
                                 Cầu Cho Cha Mẹ 2
1. Xin Chúa í a chúc lành cho đời cha mẹ của con,
công ơn là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn.
Con sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn trời,
và ơn cha mẹ suốt đời coi nhẹ khổ đau. 
ĐK: Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của chúa trời.                                                                            cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan. 
2. An vui cũng như đau buồn, luôn đẹp tấm lòng mẹ cha.
Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà.
Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời,
dù xa vô bờ, vẫn nặng nhớ tình mẹ cha. 









                              LÀM BÚN MỚI  08.2018.
                                                                                           
-- Ngày  20.03.2018.. gởi Phương sửa ruột gà và 2 môtơ nồi hơi củ.

          Thứ 5 ngày 26/07/2018.. khai trương nhà mới..

   -- Đổi nồi hơi củ lấy mới + thùng luộc bún ....bù 50 triệu.
         không tính tiền môtơ bơm đứng, vì đổi củ qua mới.
   -- Làm thùng rửa bún mới, qua điện thoại phương nói 14 triệu.
   -- Chân bàn ép bột không làm được vì không có đồ ép, gởi trả.
   -- Sửa ruột gà................................ Mô tơ máy phở..3 triệu .
   -- Mô tơ bơm nồi hơi củ  .....3 triệu.


  --  Ngày 31.08.2018  qua Anh Lý đưa về phương là 60 triệu.

 - Nồi hơi mới còn thiếu, 1van xả tự động + 1 van xả thùng rửa.
 -- 3 cây ty bơm..

                            Lagi ngày 28.08.2018





Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

LỄ GIA TIÊN NHÀ GÁi

                      Mời mọi người đứng dậy, hướng về bàn thờ)
Người Hướng dẫn: 
Thiên Chúa là nguồn mọi tình phụ tử trên trời dưới đất. Nhờ Người mà chúng ta có cha có mẹ, ông bà, tổ tiên. Vậy giờ đây, kính xin mọi người hợp ý với hai cháu dâng lên Thiên Chúa lòng cảm tạ tri ân.
  -- Hai cháu hãy tiến đến trước bàn thờ Chúa, thắp hương và dâng lời cảm tạ.

                         Dấu Thánh giá, hát kinh Chúa Thánh Thần,
Người Hướng dẫn:
Lạy Thiên Chúa là nguồn tình yêu và sáng tạo muôn loài, chúng con cảm tạ Chúa đã cho con cái chúng con được làm người và làm con Chúa. Ngày hôm nay chúng con cử hành lễ thành hôn cho con cái chúng con, trước sự chứng giám của vong linh Ông Bà Tổ Tiên và họ hàng hai bên nội ngoại.
Chúng con cầu xin Chúa cho hai con chúng con đây được hạnh phúc bên nhau suốt đời, và luôn sống xứng đáng là con cái chúa để làm vinh danh Chúa và vẻ vang dòng họ.
Xin Thánh Gia chúc lành cho cuộc hôn phối này được suốt đời hạnh phúc trong tình yêu Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
. (Cô dâu chú rể vái 3 lần trước bàn thờ rồi cắm hương.)

                             Bài hát: Cầu Cho Cha Mẹ 7

 

1.Con ra đời có mẹ cha
Là trời cao biển lớn bao la
Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà
Con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà
Nhờ công cha nhờ nghĩa mẹ
Con khôn lớn trong muôn lời ca.

ĐK:Xin ơn trên đổ xuống muôn nhà,
Giúp mẹ cha ngày tháng an hoà
Bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa.
Xin cho con ở giữa gia đình
Sống làm sao đền đáp ân tình
Ơn biển trời ghi khắc trong tim.

2. Nuôi con bằng sữa tình yêu và dạy con bằng tiếng thương yêu. Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ,con nhờ mẹ cha mới trở nên người. Bàn tay cha, dòng sữa mẹ. Xin ghi nhớ không bao giờ quên.

                                                     
                      
                                   Hc 26,1-21) -- Bài trích sách Huấn Ca  

Phúc cho người chồng có vợ tuyệt hảo, vì tuổi thọ của chàng sẽ tăng thêm gấp đôi.  Chàng sẽ sống những chuỗi ngày bình an với niềm vui là người vợ tuyệt hảo.  Chính người vợ là phần thưởng dành cho người chồng biết kính sợ Thiên Chúa.  Trong bất cứ thời gian nào, hoàn cảnh nào, dù giàu hay nghèo, với đời sống gia đình, con tim họ sẽ ngập tràn vui sướng, ánh mắt họ sẽ rạng rỡ hân hoan.
--Người chồng sẽ thêm vững mạnh khi người vợ biết chu toàn bổn phận và sự duyên dáng của người vợ sẽ khiến người chồng say đắm.
-- Không giá nào có thể mua được những đức tính dày công tô luyện.  Một người vợ biết kềm hãm miệng lưỡi được coi như món quà của Thượng Đế chí công.
 -- Có được người vợ chung thủy là có được ích lợi biết bao lần, vì sự đoan chính cũng không thể cân đo, định giá.
-- Như mặt trời ngời sáng trên ngàn cây, đỉnh núi, sự đảm đang, quán xuyến của người vợ cũng cao đẹp biết bao.                                        ...Đó là Lời Chúa.
                   


Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

BÍ TÍCH THÊM SỨC .

  GIÁO XỨ TIN MỪNG THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC.
Vào lúc 6g30 ngày 30/09/2018. Chúa Nhật IIVI thường niên. Giáo xứ Tin Mừng hân hoan chào đón Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục giám quản tông tòa giáo phận Phan Thiết về dâng thánh lễ và ban bí tích thêm sức cho 63 em thiếu nhi trong giáo xứ.. cùng đồng tế trong thánh lễ có quý Cha trong hạt Hàm Tân và sự hiện diện của các thành phần dân Chúa trong giáo xứ. Hội gia trưởng, hội các bà Mẹ công giáo, đồng phục theo tiêu chỉ của hội,cùng đoàn thiếu nhi thánh thể xếp hàng chỉnh tề chào đón Đức Cha. Đúng 6g15 đoàn rước Đức Cha, đi đầu là thánh giá nến cao, đội trống, đại diện các hội đoàn, sau các hội đoàn là phụ huynh cùng các em sắp nhận bí tích thêm sức…Mở đầu thánh lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn, cùng các em sắp nhận  bí tích sốt sắng cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn, để chúng ta luôn sống xứng đáng làm con cái Chúa.
          Sau bài giảng là nghi thức thêm sức, Cha Guise Trương Văn Hùng chánh xứ  Giáo Xứ Tin Mừng đã giới thiệu lên Đức Cha 63 em trong giáo xứ đã tìm hiểu học hỏi giáo lý đầy đủ, được sát hạch, chứng nhận đủ điều kiện và xin Đức Cha ban bí tích Thêm Sức cho các em. Sau phần huấn từ, Ngài mời gọi cộng đoàn cùng lập lại lời tuyên hứa khi chịu phép rửa tội, tiếp đó Đức Cha đặt tay trên các em được lãnh nhận bí tích xin Chúa Thánh thần ban thêm sức mạnh  để ngày sống tốt hơn. Đức Cha xức dầu trên trán với lời trao ban bình an.
          Sau phép lành thánh lễ, đại diện cộng đoàn Ông Chủ Tịch giáo xứ dâng lời tri ân đến Đức Cha, quý Cha, quý thầy, quý Dì, và các anh chị em giáo lý viên.Nhờ sự hy sinh của quý vị mà các em có được ngày hôm nay.
           Đức cha cũng chúc mừng tới các gia đình có con em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức, Ngài cũng nhắn nhủ đến các bậc phụ huynh với cuộc sống ngày hôm nay, hãy giúp cho các con em của mình sống thực sự kết thành hoa trái, và tạo cho các em làm con của Chúa thật tốt lành hơn
                                                                 Ngày 30.09.2018.
                                                                   BTT Tin Mừng
























Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Hình Cưới





Câu hỏi: Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Trả lời: 
Hãy xem Kinh Thánh mô tả tình yêu như thế nào, và sau đó chúng ta sẽ thấy một lí do mà Chúa là thực chất của tình yêu. "Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ"(I Cô-rinh-tô 13:4-8a). Đây là mô tả tình yêu của Chúa, và bởi Chúa là tình yêu (I Giăng 4:8), nên đó chính là bản chất của Ngài. 

Tình yêu (Chúa) không ép buộc người khác yêu thương Ngài. Những người đến với Ngài là để đáp lại tình yêu của Ngài. Tình yêu (Chúa) bày tỏ lòng nhân từ với tất cả mọi người. Tình yêu (Chúa Giê-xu) thực hiện về những việc tốt cho tất cả mọi người mà không thiên vị. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không tham muốn những gì người khác có, sống một cuộc sống khiêm nhường mà không than phiền. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không khoe khoang với ai về địa vị củaNgài lúc trong xác thịt, mặc dù Ngài có quyền lực vượt hơn những người Ngài đã từng tiếp xúc.. Tình yêu (Chúa) không đòi hỏi sự vâng lời. Chúa không đòi hỏi con Ngài phải vâng lời, nhưng đúng hơn Chúa Giê-xu sẵn sàng tuân phục Cha Ngài trên trời. "Nhưng thế gian phải biết rằng ta yêu mến Cha, và làm theo điều Cha đã phán dặn" (Giăng 14:31). Tình yêu (Giê-xu) là luôn luôn tìm lợi ích cho người khác. 

Biểu hiện lớn nhất của tình yêu của Chúa được truyền đạt cho chúng ta trong Giăng 3:16: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến đỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời" Rô-ma 5:8 tuyên bố cùng một thông điệp: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trong điều này: Trong khi chúng ta vẫn còn là tội nhân, Chúa Giê-xu đã chết cho chúng ta." Chúng ta có thể nhìn thấy từ những câu Kinh Thánh, mong muốn lớn nhất của Chúa là chúng ta ở cùng với Ngài trong thiên đàng quê hương vĩnh cữu. Ngài đã khiến điều đó trở nên có thể bằng cách trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bởi vì Ngài chọn như vậy, đó là ý muốn của Ngài.. Tình yêu thương tha thứ. " Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác." (I Giăng 1:9). 

Vậy thì, Chúa là tình yêu có nghĩa là gì? Tình yêu là một thuộc tính của Chúa. Tình yêu là phương diện trọng tâm của bản chất của Chúa, Thân Vị của Ngài. Tình yêu của Chúa không có mâu thuẩn với sự thánh khiết, công bình, công lý, hoặc thậm chí cơn giận của Ngài. Tất cả các thuộc tính của Chúa hoàn toàn hòa hợp. Tất cả những gì Chúa làm là yêu thương, cũng giống như tất cả mọi thứ Ngài làm là công bình và ngay thẳng. Chúa là kiểu mẫu hoàn hảo của tình yêu chân thật. Đáng ngạc nhiên, Chúa đã ban cho những người nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cách cá nhân là khả năng yêu thương như Chúa, thông qua quyền năng của Chúa Thánh Linh (Giăng 1:12; I Giăng 3:1, 23-24).

English

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Thứ tư ngày 19.09.2018

Thứ Tư Tuần XXIV Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: 1 Cr 12, 31 – 13, 13
“Đức tin, đức cậy, đức mến vẫn tồn tại, nhưng đức mến là trọng hơn cả”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy cầu mong những ơn cao trọng hơn. Và tôi chỉ bảo anh em một con đường hoàn hảo nhất. Nếu tôi nói được các tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội hoặc não bạt vang động. Và nếu tôi được nói tiên tri, thông biết mọi mầu nhiệm và mọi khoa học; nếu tôi có đầy lòng tin, đến nỗi chuyển dời được núi non, mà không có bác ái, thì tôi vẫn là không. Nếu tôi phân phát hết gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, nếu tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không làm ích gì cho tôi.
Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý. Bác ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả.
Bác ái không khi nào qua đi, ơn tiên tri sẽ bị huỷ diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biến mất. Vì chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, thì điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ, tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 32, 2-3. 4-5. 12 và 22
Đáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).
Xướng: 1) Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. Hãy ca mừng Người bài ca mới, hát mừng Người với tiếng râm ran. – Đáp.
2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa. – Đáp.
3) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài. – Đáp.
ALLELUIA: Tv 147, 12a và 15a
Alleluia, alleluia! – Giêrusalem, hãy ngợi khen Chúa, Đấng đã sai lời Người xuống cõi trần ai. – Alleluia. 
PHÚC ÂM: Lc 7, 31-35
“Chúng tôi đã thổi sáo mà các anh không nhảy múa, chúng tôi đã hát những điệu bi ai mà các anh không khóc”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Ta sẽ phải nói những người của thế hệ này giống ai đây? Họ giống ai? Họ giống như những đứa trẻ ngồi ngoài đường phố gọi và nói với nhau rằng:
‘Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa.
‘Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc’.
Bởi vì khi Gioan Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ngươi bảo: ‘Người bị quỷ ám’. Khi Con Người đến có ăn có uống, thì các ngươi lại nói: ‘Kìa con người mê ăn tham uống, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi’. Nhưng sự khôn ngoan đã được minh chính bởi tất cả con cái mình”. Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
++++++++++++++++++
19/09/18 – THỨ TƯ TUẦN 24 TN
Th. Gia-nu-a-ri-ô, giám mục, tử đạo       
Lc 7,31-35
TRÂN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
“Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.’ ” (Lc 7,34)
Suy niệm: Lối sống của Gio-an Tẩy Giả và của Đức Giê-su thật khác nhau. Gio-an nhiệm nhặt; còn Đức Giê-su thông thoáng cởi mở. Buồn cười là cả hai đều bị người Do Thái chỉ trích, do chính lối sống của mỗi vị. Vạch ra cái ‘buồn cười’ ấy ở đây, Đức Giê-su không chỉ nhằm xác nhận một kinh nghiệm về nhân tình thế thái: Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê. Phải chăng Ngài còn hàm ý rằng không có một lối sống duy nhất tốt, mà có nhiều: mỗi người, theo ơn gọi của mình, sẽ đảm nhận lối sống phù hợp với ơn gọi đó? Điều cốt yếu là cái động lực, cái ‘hồn’ của lối sống mà mình đảm nhận.
Mời Bạn: Cảnh giác mối cám dỗ (nhiều khi trong vô thức) đòi kẻ khác phải giống mình hay phải theo ý mình (như thể ý mình luôn luôn đúng nhất và tốt nhất!). Đức Giê-su gọi những người như vậy là “như lũ trẻ ngoài chợ;” khoa tâm lý ngày nay sẽ xác định cách “chuyên môn” hơn: đó là thái độ “bạo chúa” của trẻ lên hai! Chúng ta không còn là trẻ lên hai nữa, và ta cần học biết tích cực nhìn nhận và trân trọng sự khác biệt nơi người khác, nhất là khi ta nắm giữ những quyền hành nào đó trong gia đình, xã hội hay trong Giáo Hội.
Chia sẻ: Theo bạn, làm sao để dễ chấp nhận người khác?
Sống Lời Chúa: Một cách để chấp nhận người khác là chân thành yêu thương họ, như Đức Giê-su đã yêu thương và trở nên “bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dạy con biết ép mình nên giống Chúa thay vì ép kẻ khác nên giống mình. Amen.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Ngày thứ hai (17-09-2018

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
BÀI ĐỌC I: 1 Cr 11, 17-26
Anh em thân mến, tôi truyền dạy điều này: tôi chẳng khen anh em, vì anh em hội nhau, không phải để được ích lợi hơn, nhưng là để ra tệ hơn. Trước tiên, tôi nghe đồn rằng: khi anh em họp nhau trong cộng đoàn, thì có sự chia rẽ giữa anh em, và tôi cũng tin phần nào. Vì cần phải có phe phái, để những người đã được thử thách, được tỏ rõ giữa anh em. Vậy khi anh em họp nhau lại thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa, vì mỗi người đều lo đem bữa ăn riêng của mình đến để ăn. Vì thế người thì đói, người khác lại say sưa. Chớ thì anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay là anh em khinh miệt Cộng Đoàn Thiên Chúa, và làm nhục những kẻ không có gì? Tôi phải nói thế nào với anh em? Khen anh em ư? Về điều này, tôi chẳng khen anh em.
Vì chưng, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén và phán: “Chén này là Tân Ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến.
Vậy hỡi anh em, khi anh em họp nhau để dùng bữa, anh em hãy chờ đợi nhau. Đó là lời Chúa.                         ĐÁP CA: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 17
PHÚC ÂM: Lc 7, 1-10
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. 
Khi ấy, lúc Chúa Giêsu đã nói với dân chúng xong, Người vào Capharnaum. Bấy giờ một viên sĩ quan có tên đầy tớ thân tín bị bệnh gần chết. Nghe nói về Chúa Giêsu, ông sai vài người kỳ lão Do-thái đi xin Người đến cứu chữa đầy tớ ông. Họ đến gần Chúa Giêsu và van xin Người rằng: “Ông ta đáng được Thầy ban cho ơn đó, vì thật ông yêu mến dân ta, và chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta”. Chúa Giêsu đi với họ, và khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này sai mấy người bạn đến thưa Người rằng: “Lạy Thầy, không dám phiền Thầy hơn nữa, vì tôi không xứng đáng được Thầy vào nhà tôi, cũng như tôi nghĩ tôi không xứng đáng đi mời Thầy, nhưng xin Thầy phán một lời, thì đầy tớ tôi được lành mạnh. Vì tôi cũng chỉ là một sĩ quan cấp dưới, (tuy nhiên) tôi có những lính dưới quyền tôi, tôi bảo người này đi, thì nó đi; bảo người khác lại, thì nó lại; và bảo đầy tớ tôi làm cái này, thì nó làm”.
Nghe nói thế, Chúa Giêsu ngạc nhiên và quay lại nói với đám đông theo Người rằng: “Ta nói thật với các ngươi, cả trong dân Israel, Ta cũng chẳng thấy lòng tin mạnh mẽ như vậy”. Và những người được sai đi, khi về tới nhà, thấy tên đầy tớ lành mạnh. Đó là lời Chúa
LÒNG TIN VỮNG MẠNH
Suy niệm: Người có đạo lâu năm không đương nhiên là có đức tin mạnh hơn các anh chị em tân tòng; những người lớn tuổi chưa chắc là có đức tin kiên cường hơn những người tuổi nhỏ, bởi vì đức tin không tùy thuộc vào tuổi tác và ngày tháng ghi trong sổ Rửa Tội. Thậm chí, đôi khi người ngoại đạo nhưng lại có lòng tin mạnh mẽ vào quyền năng và tình yêu của Chúa hơn cả những người mang danh là đạo gốc từ nhiều đời. Viên đại đội trưởng ngoại giáo hôm nay là một điển hình. Ông tin vào quyền lực của Đức Giê-su đến mức Người phải thán phục thốt lên: “Ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế.”
Mời Bạn: Nhìn lại chính lòng tin của mình và thử đánh giá xem bạn tin mạnh mẽ đến mức nào. Chẳng hạn, bạn có tin vững vàng rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, rằng Đức Giê-su là Đấng Cứu Độ cho mọi người, rằng Chúa Thánh Thần đang không ngừng hoạt động cách mầu nhiệm để dẫn dắt và thánh hoá con người và lịch sử? Bạn có tin Chúa Ki-tô hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể? Bạn có tin vào ơn tha thứ của Chúa trong bí tích Hoà Giải? Và đừng quên: đức tin không có hành động là đức tin chết (x. Gc 2,17).
Sống Lời Chúa: Căn tính của người Ki-tô hữu là lòng tin vào Đức Ki-tô; bạn hãy bảo đảm rằng mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của mình đều phản ảnh lòng tin ấy.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù ở giữa những gian nan thử thách, những cô đơn tuyệt vọng, những ê chề sa ngã, xin cho con vẫn một niềm tin tưởng vào quyền năng và tình yêu của Chúa. Amen.

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

ĐỪNG ĐẶT CÁC LM LÊN BỆ THỜ

  
    Đừng đặt các linh mục lên bệ thờ ....Cuối cùng đã có một vấn đề mà giáo hội chia rẽ của chúng ta có thể nhất trí. Người Công giáo thuộc mọi phái, bảo thủ hay tự do hay trung dung, đều thấy khó chịu về chủ nghĩa giáo quyền. Từ Đức Giáo hoàng Phanxicô cho đến hàng ghế cuối trong nhà thờ, từ giáo sư chủng viện cho đến các thừa tác viên, chúng ta đều đồng ý rằng chủ nghĩa giáo quyền đang làm méo mó sứ mạng mục vụ của giáo hội.  ..Và chủ nghĩa giáo quyền còn củng cố luận điệu của những người theo chủ nghĩa thế tục rằng hàng giáo sỹ Công giáo chẳng khác gì những nhân viên của giáo hoàng để áp đặt sự kiểm soát đạo đức ngặt nghèo bóp nghẹt bản năng ham muốn tự do và vui thú của con người.
---- Vậy hãy chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền trong giáo hội.
Chắc chắn là thế. Sự đồng thuận về chuyện này quá rõ ràng. Thế mà, tôi còn nghe có tiếng nói, “đừng làm quá nhanh.”...Khối ung thư này đang làm suy yếu thế giới Công giáo, từ các cộng đoàn địa phương cho đến các văn phòng Vatican, nó đã có từ trong quá khứ và hiện đang tồn tại trong giáo hội, một điều chúng ta cần xem xét thật kỹ lưỡng. Vậy thì hãy bắt tay xét nghiệm nó nào.......Chủ nghĩa giáo quyền chỉ cần nhìn là biết, dù là ở mức độ giáo xứ hay trên hình biếm họa về giáo sỹ. Nhưng dù cho chúng ta có nhận ra, cũng khó lòng mà định nghĩa nó.,,.....Tôi thì thấy thế này. Chủ nghĩa giáo quyền là một thái độ có trong nhiều (chứ không phải tất cả) giáo sỹ, những người xem vị thế linh mục và giám mục của mình cao hơn vị thế môn đệ được rửa tội của Chúa Giêsu Kitô đang có trong họ. Khi làm thế, nảy sinh một tâm thức đặc quyền và tước vị trong suy nghĩ riêng và chung của các giáo sỹ. Điều này làm nảy sinh một nhóm những con người “ưu tú” trong giáo hội, nghĩ rằng mình không giống những tín hữu khác......Giáo sỹ rơi vào cám dỗ này không thể thấy được việc đó đang làm tê hoại nhân cách của họ, tê hoại khả năng kết nối ở tầm mức con người với những nhóm người khác trong đoàn dân Chúa. Trong tất cả những hoa trái chua cay của chủ nghĩa giáo quyền, thì việc mất khả năng kết nối với tha nhân này, chính là thứ gây tai hại nhất.
-- Khi một người được truyền chức thánh có thái độ bề trên với các giáo dân và những người mình gặp gỡ, thì vấn đề không còn đơn giản. Dạng mất liên kết này có thể là thứ tiêu diệt hết những nỗ lực của một linh mục muốn xây dựng tâm thức cộng đoàn trong giáo xứ....Và thường giáo dân khó lòng thấy thoải mái với một linh mục giáo quyền. Nói đơn giản là họ không thấy được cách tiếp cận của một người “cha”. Cũng có thể nói như thế về các giám mục quá dễ dãi nghĩ mình như những quân vương một vùng được Chúa tuyển chọn. Mối liên hệ của các giám mục này với các linh mục và giáo dân không còn là cung cách của một mục tử.
Nơi họ không có mùi chiên.
Mà đó lại chính là những gì mà các giáo sỹ giáo quyền muốn. Họ tin rằng xa cách một chút với những người không có chức thánh là một việc phù hợp và đúng đắn. Dĩ nhiên, linh mục không cần phải chén thù chén tạc xuề xòa với giáo dân, mối liên hệ linh mục-giáo dân cần có sự trưởng thành và cẩn trọng. Hầu hết các giáo sĩ đều biết những đòi hỏi của đàn chiên mình. Chắc chắn, các giáo sĩ cần phải bảo vệ sự riêng tư của mình, và tìm thời gian “ở một mình.” Nhưng bản chất của chủ nghĩa giáo quyền là phóng đại nhu cầu này. Nó nảy sinh sự giả tạo và cấp bậc giữa các giáo sỹ và giáo dân. Như thế, là thiếu mất đi sự gì đó...Các linh mục và giám mục (thậm chí là phó tế) dần thấy uy thế của mình trong việc cử hành bí tích và giảng dạy, chính là nền tảng căn tính của mình. Và khi đó, họ không còn thấy được sự thật rằng sức mạnh của Giáo hội xét tận cùng chính là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Họ nói, “Chúng tôi là giáo sỹ, anh chị em thì không.”.....Nhiều năm trước, khi làm tổng đại diện, tôi có nói chuyện với một viên chức giáo dân cấp bậc cao trong giáo phận, ông sợ rằng mình đang ngày càng dấn vào hệ thống này, sợ mình trở nên “như giáo sỹ” Tôi bảo ông đừng lo. Việc ông cảm nhận được mối nguy đó, chính là cái bảo vệ cho ông rồi. Chúng tôi cũng thấy được nhiều đồng nghiệp giáo dân của ông có vẻ như không thấy được mối nguy đó. Những nhân viên mục vụ giáo dân này nghĩ mình là người trong hàng ngũ giáo sỹ. Và có thể nói đúng là thế. Như những người mục vụ được truyền chức thánh, lòng trung thành ban đầu của họ giờ hướng về giáo hội và thể chế hơn là về tin mừng và các tín hữu mà họ phục vụ. Thế nên, khối u chủ nghĩa giáo quyền, không chỉ giới hạn trong các giám mục, linh mục, phó tế. ....Văn hóa giáo giáo sỹ chính là cái nôi nảy sinh căn bệnh chủ nghĩa giáo quyền. Và hai cái này là hai thứ khác biệt nhau. Chúng ta phải hiểu được chuyện này, trước khi tìm cách mổ xẻ thêm về khối u chủ nghĩa giáo quyền. Hầu hết những dân lành nghề, chuyên nghiệp, đều phát triển một dạng văn hóa, một kiểu cư xử và lời nói đặc thù thể hiện đặc tính của những người trong hội. Một nền văn hóa như thế có thể vun đắp một tinh thần đoàn thể lành mạnh.
Thế nên văn hóa giáo sỹ không phải là vấn đề. Các linh mục thường nói về “huynh đệ chức thánh.” Họ cùng chia sẻ một nền đào tạo chủng viện. Họ hiểu được niềm vui và nỗi buồn trong việc mục vụ, sự tự do và cô đơn của đời sống độc thân, và trách nhiệm lớn lao của việc rao giảng Lời Chúa.
Nhưng một văn hóa giáo sỹ lành mạnh thì vun đắp sự khiêm nhượng và lòng biết ơn trong tâm hồn các phó tế, linh mục, và giám mục. Nó dẫn đưa người linh mục nói rằng, “Tôi là linh mục, nhờ ơn Chúa. Nhưng trước hết, tôi là môn đệ được rửa tội, cũng cần được mục vụ, cần được thương xót và tình bạn của các giáo dân.” ,..Tuy nhiên, khi văn hóa giáo sỹ thổi phòng vai trò và tầm hiểu biết của các thừa tác viên có chức thánh trong đời sống giáo hội, thì nó chính là mảnh đất màu mở để khối u chủ nghĩa giáo quyền lớn mạnh....Vậy chúng ta có thể làm gì để chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền? Những bước sau sẽ xử lý khối u, hay ít nhất là giảm nhẹ đi chủ nghĩa giáo quyền:......Các giám mục, linh mục và phó tế được kêu gọi bởi Tin mừng, và bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô, phải thấy được tư cách môn đệ và việc phục vụ là nền nền tảng cho mục vụ chức thánh. Phép rửa cho họ mọi phẩm giá họ cần. Nhiều linh mục hiểu điều này. Nhiều người vẫn chưa hiểu. Vậy các chủng viện cần dạy cho các chủng sinh rằng tư cách môn đệ được rửa tội bén rễ trong lời nguyện chính là nền tảng căn bản cho việc mục vụ linh mục.....Một số giáo sĩ nhất quyết rằng người ta phải gọi mình là “cha” hoặc là “đức cha.” (Trong tiếng Anh, có thể gọi linh mục là Father hoặc Monsignor, có thể gọi các giám mục hồng y với những tước rất uy quyền như Excellency hoặc Eminence). Các tước hiệu có vai trò của nó, nhưng ta không cần khăng khăng phải dùng nó. Chúng ta có thể thấy buồn cười khi một giáo dân cứ khăng khăng người ta phải gọi mình là bác sĩ, tiến sỹ, giáo sư, thẩm phán. Gọi một bác sĩ là là bác sĩ, thì hợp lý khi ta ở trong phòng khám hay bệnh viện, và gọi một linh mục là cha cũng hợp lý khi ở trong bối cảnh làm việc giáo xứ. Nhưng hầu hết mọi người sẽ nhíu mày khi người ta cứ nhất quyết lúc nào mình cũng phải được gọi bằng tước danh....Xem lại đời sống độc thân khiết tịnh bắt buộc. Đúng là chúng ta cũng thấy chủ nghĩa giáo quyền trong hàng giáo sỹ không độc thân của các giáo Đông phương. Nhưng những gánh nặng kéo theo đời sống độc thân, dẫn đến việc một số giáo sỹ thấy cần tước vị và đặc quyền, những nét đặc thù của chủ nghĩa giáo quyền.......Nhưng có người sẽ lập luận, chẳng phải chỉ trích chủ nghĩa giáo quyền là công kích hàng giáo sỹ? Lập luận của chất vấn này như sau: Khó lòng cường điệu hóa phẩm giá và sức mạnh thiêng liêng của chức linh mục. Cứ nghĩ về việc giáo dân thấy hình ảnh người linh mục khi dâng thánh lễ và tha tội. Một ơn gọi quá cao cả, đòi buộc người linh mục phải là người “khác hẳn.” Và khi “khác hẳn” thì cũng đi kèm với trách nhiệm và đặc quyền.;;;;Nói cách khác, lối nghĩ này chấp nhận chủ nghĩa giáo quyền như là bản chất tự nhiên trong người linh mục Công giáo, bởi họ thuộc về một đẳng cấp thiêng liêng cao quý. Và dù cao quý thì đi kèm với bổn phận, nhưng nó còn có sự vênh vang nữa...Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đáp lại lối nghĩ này bằng cách nói rằng một linh mục không phải là một người được tách riêng hẳn ra với cộng đoàn. Đức Giáo hoàng tin rằng linh mục và giám mục phải có một tâm hồn sứ mạng, một điều tương phản với kiểu tâm hồn giáo quyền. Trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng), Đức Phanxicô đã viết rằng “một tâm hồn sứ mạng không bao giờ khép kín trong bản thân, không bao giờ lui về nơi an toàn riêng của mình, không bao giờ chấp nhận sự khắc nghiệt và thủ thế. Tâm hồn sứ mạng nhận ra rằng nó phải lớn lên trong nhận thức Tin mừng và trong nhận thức về những đường lối của Thần Khí, và nó luôn luôn làm tốt hết sức mình, ngay cả khi dẫm vào bùn đất trên đường.”....Đúng, hãy chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền và theo gương của Đức Giáo hoàng không giáo quyền của chúng ta. Ngài liên tục nhắc nhở các giám mục, linh mục và phó tế rằng họ là những người dẫn đường cho đoàn dân lữ hành. Họ là những mục tử của lòng thương xót, với đôi giày lấm lem bùn đất.  ....J.B. Thái Hòa chuyển dịch
                                                    Nguồn tin: Phanxico


                              Hệ Thống Cố Định Legio trong đời sống tâm linh
          Để được chính thức đứng vào hàng ngũ hoạt động Legio. Người hội viên cần phải hứa tuân giữ kỷ luật “ Trông cậy Chúa, nhận con, dùng con và hôm nay  biến sự yếu  đuối của con thành sức mạnh. Con xin đứng vào hàng ngũ Legio và dám xin tuyên hứa trung thành phục vụ. Con xin hoàn toàn tuân kỷ luật. Kỷ luật liên kết con với đồng bạn. Tạo chúng con thành một đạo quân” ( TB Sl 170 – Chương 15 ).
Khi tuyên hứa là chúng ta hứa với Chúa Thánh Thần, bởi đó cho nên hội viên dù ở bất cứ cương vị nào cũng không thể phản bội. Kỷ luật trong Legio hết sức chặt chẽ và kỷ luật ấy được quy định trong một hệ thống gọi là Hệ Thống Cố Định “ Hội viên không có quyền thay đổi các quy luật hay cách thức thực hành. Hệ thống mô tả  đây là hệ thống của Legio. Mỗi thay đổi dù nhỏ bé đến đâu cũng không  tránh khỏi được biến đổi khác và không bao lâu tổ chức Legio chỉ còn là hữu danh vô thực. Một khi biết đơn vị nào thay đổi như vậy Legio sẽ không ngần ngại khai trừ đơn vị ấy dù họ đã thể hiện những công tác có giá trị” ( TB Sl 241 – Chương 20 ).
Thủ Bản quy định những điều không được phép thay đổi = Kinh nguyện không thay đổi “ Phải coi các kinh nguyện của Legio như cố định. Các lời cầu các Thánh cũng thế, không nên thêm bớt dù là thêm vị Thánh của nước mình, địa phương hoặc của riêng mình kể cả các sửa chữa hoặc thêm bớt  đang tranh luận” ( TB Sl  258) Chương 19 ). Về chương trình họp cũng không được thay đổi ( TB Sl 217 Chương 19 ). Đã gọi là quy luật  thì không được phép thay đổi dù chỉ là những chi tiết nhỏ bé chẳng hạn trong cách trưng dọn bàn thờ Đức Mẹ “ Mỗi phiên họp đều sắp đặt như nhau. Hội viên ngồi quanh chiếc bàn dài, đầu bàn dọn một bàn thờ nhỏ. Trên chiếc khăn trắng khổ rộng ta đặt  tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm ( Mẫu hay làm phép lạ ) cao độ sáu tấc, hai bên hai bình hoa tươi. Trước mặt tượng đặt hai chân đèn với nến sáng. Cành Vexillum được đặt trước tượng độ 15 phân và xê về bên phải cũng quãng chừng ấy” ( TB Sl 189 Chương 18 ) ).
Chẳng những Thủ Bản quy định những chi tiết buộc phải tuân theo mà còn hướng dẫn  cách thực hiện “ Nơi nào muốn tránh cơn gió thổi tắt ngọn nến có thể dùng bầu thuỷ tinh để giữ ngọn nến nhưng không nên che khuất thân cây nến” ( TB Sl 189 Chương 18 ).
Những chi tiết buộc  tuân theo ấy hết sức cụ thể, chẳng hạn chỉ được phép làm Dấu Thánh Giá lúc nào trong trường hợp nào…Cha linh giám hoặc trưởng  đọc Kinh Mân Côi chục thứ nhất, thứ ba và thứ năm, Ngoài những quy định  cụ thể chi tiết ấy ra Legio còn  có quy luật cẩn mật, luật thi hành công tác ít nhất hai giờ mỗi tuần, luật về bầu cử  trong các cấp Hội Đồng v.v…
Đề ra luật thì dĩ nhiên cũng phải có người chịu trách nhiệm và trách nhiệm ấy trước hết thuộc về người trưởng “ Trưởng phải nhớ mình là đại diện của Legio để áp dụng đường lối Legio đến từng chi tiết. Làm đại diện không đúng trách nhiệm tức là thất tín với Legio. Toà án quân sự trần gian gọi đây là tội phản quốc và can phạm phải bị kết án rất nặng nề” ( TB Sl 371 Chương 34 ).
Việc tuân giữ kỷ luật là trách nhiệm của người trưởng. Thế nhưng để thi hành nhiệm vụ này thì cần có sự lãnh đạo của các cấp Hội Đồng “ Thành lập các cấp Hội Đồng của Legio chính là để bảo vệ nguyên vẹn. Bằng mọi giá các Hội Đồng này phải trung thành với nhiệm vụ đã nhận lãnh “ Hệ thống Legio là một hệ thống đẹp đẽ nhất ( Đức Gioan XXIII ).
“ Ta phải nhận nguyên vẹn hay vứt bỏ tất cả: bớt đi chỉ sinh yếu nhược, cắt xén chỉ làm què quặt. Nếu nhận tất cả chỉ trừ một điểm thôi là vô ý thức vì điểm nào cũng như điểm nào, có nó mới nên trọn vẹn” ( Đức hồng y Newman – Khái luận về phát triển  – TB Sl 244 Chương 20 ).
Những ai không hiểu về Legio sẽ cho rằng hội đoàn  này quá ….cứng ngắc, bắt phải tuân thủ đến cả những chi tiết nhỏ nhặt. Thế nhưng Thủ Bản cho biết tất cả sáu vị Giáo Hoàng đều đã duyệt cuốn Thủ Bản và cho rằng không cần gì phải thay đổi. Chẳng những không thay đổi mà đức Thánh cha Gioan XXIII còn nói “ Hệ Thống Legio là hệ thống đẹp nhất”. Một khi các vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội  đã thấy không  có chi cần thay đổi Thủ Bản thì làm sao hội viên chúng ta  lại cứ thay đổi điều này điều kia ?..Sở dĩ có những vi phạm  kỷ luật Legio như hiện nay đang thấy theo tôi đó là vì người ta đã không nhận ra được con đường nên Thánh hết sức độc  đáo của Legio “ Theo ý Legio sự trọn lành của hội viên không dựa vào chỗ tự mãn vì những kết quả thực sự hay bề ngoài nhưng chỉ căn cứ vào lòng trung thành từng nét với phương pháp Legio. Hội viên Legio chỉ xứng đáng với danh xưng khi họ biết tuân phục quy chế” ( TB Sl 142 Chương 11 ).
Con đường trọn lành của Đức Ki Tô là biết vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa “ Chẳng phải mỗi kẻ nói cùng Ta rằng = Lạy Chúa, lạy Chúa  mà vào được Nước Trời đâu nhưng chỉ những kẻ biết vâng theo Thánh Ý Cha Ta mà thôi. Trong ngày đó nhiều người sẽ nói cùng Ta rằng = Lạy Chúa, lạy Chúa chúng tôi há chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao ? Nhân danh Chúa mà đuổi quỷ sao và nhân danh Chúa mà làm nhiều việc quyền năng sao ? Khi ấy Ta sẽ công bố với họ rằng Ta chẳng hề biết các ngươi. Hãy lìa khỏi mặt Ta, hỡi những quân gian ác” ( Mt 7, 21 -23 ).
Tại sao những việc người đời cho là lớn lao cả thể như nói tiên tri, đuổi quỷ, làm phép lạ v.v.. nhưng đối với Chúa lại là những việc làm ác ? Lý do bởi vì tất cả những việc ấy người ta chỉ làm theo ý riêng mình chứ chẳng phải theo ý Chúa. Làm theo ý riêng mình tức còn thấy có “ Cái Tôi”. Tất cả những việc làm nào còn vì “ Cái Tôi” mà làm thì đối với Chúa đều là việc ác. Chính bởi làm vì : Cái Tôi” là ác thế nên  Chúa Giê Su mới nói những ai theo Ngài thì phải bỏ mình đi “ Ai muốn theo ta thì hãy từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Ta” ( Mt 16, 24 ).
Đi đường trọn lành thì nhất định là phải bỏ “ Cái Tôi” tức bỏ ý riêng mình đi. Có hiểu như thế mới thấy  sự chí lý của Thủ Bản khi nói rằng đường  Trọn Lành là trung thành từng nét với phương pháp Legio. Chúng ta biết phương pháp Legio được bao hàm trong  một hệ thống cố định và hệ thống cố định này có thể được ví như cái khuôn đúc gạch. Để gọi là khuôn thì nó cần phải được…cố định ở cả ba chiều = Chiều dọc, chiều ngang và chiều cao. Một viên gạch được đúc theo một cái khuôn khổ như thế thì viên nào cũng phải giống viên nào. Các viên gạch cần được đúc hoàn toàn như nhau về kích cỡ như thế thì thợ mới xây nên bức tường được. Còn giả thử như chẳng viên nào giống viên nào thì làm sao thợ có thể xây ?
Nói đến khuôn đúc gạch để chúng ta dễ hình dung ra một cái khuôn khổ khác là chính Đức Maria. Chúng ta được mời gọi để nên giống như Đức Mẹ và để có  được sự…nên giống ấy  thì cố nhiên  cần phải nép mình vào trong khuôn khổ của Legio là Hệ Thống Cố Định.
Trung thành từng nét với phương pháp Legio xem ra có vẻ …quá dễ và người ta dường như xem thường. Thế nhưng không phải như vậy bởi như đã nói đây là con đường nên Thánh  hết sức độc đáo của Legio. Con đường nên Thánh này có mục đích để cho ta nên giống Đức Maria có nghĩa trở nên là Hình Ảnh của Ngài “ Khi hội viên trở thành hình ảnh sống động của Đức Maria, Legio mới thực sự xem mình là Legio  của Đức Maria cùng san sẻ sứ mạng, được bảo đảm cùng Người thắng trận. Legio đưa Đức Maria đến cho mọi người và không bao lâu Đức Mẹ sẽ soi  sáng  cho trí họ và làm cho lòng họ thêm nhiệt thành” ( TB Sl 37 Chương 6 ).
Chỉ khi nào trở nên hình ảnh sống động của Đức Maria, chúng ta mới có thể thực sự xem mình là Legio của  Đức Mẹ. Đây là điều người Legio cần phải xét  lại mình = Chúng ta có thực là Legio của Đức Mẹ hay là của ai khác ? Đức Maria cưu mang và sinh hạ Chúa Ki Tô chính là do bởi hai tiếng Xin Vâng. Còn người Legio, có dám  Xin Vâng tức tuân giữ kỷ luật để Chúa được sinh ra và lớn lên ở trong ta hay không ?
Mục đích gia nhập Legio là để nên giống Đức Maria và có nên giống như thế  chúng ta mới có thể làm việc của Ngài tức đưa Chúa đến cho toàn thể nhân loại “ Nhờ đó con có thể đưa Chúa Ki Tô đến với thế giới và những linh hồn cần đến Người nhờ Đức Maria là Mẹ Chúa. Như vậy những linh hồn ấy và con sau khi thắng trận được ngự trị đời đời cùng Đức Maria trong vinh quang Thiên Chúa Ba Ngôi” ( Kinh Tuyên Hứa – TB  Sl 169 Chương 15 ).                                               (Chuyên Mục: 2. Legio Mariae )

                                               Hội viên đừng làm quan tòa
Nói hành nói xấu người khác là thói hư tật xấu của người đời không ai tránh khỏi và xét trên khía cạnh đạo đức  thì đây chính là điều mà Chúa Giê Su đã lên tiếng cảnh cáo “ Chớ xét đoán để khỏi bị xét đoán vì các ngươi xét đoán thế nào thì sẽ bị xét đoán lại như vậy” ( Mt  7, 1 -2 ).
Xét đoán sở dĩ là một cái tội bởi vì  nó đã lỗi  đức bác ái yêu thương. Một  đàng giới răn của Chúa đòi buộc ta phải yêu người như mình ta vậy. Thế nhưng một đàng  ta lại nói hành nói xấu người khác thì như vậy chẳng phải là  đã coi thường luật Chúa sao ?
Trong mọi trường hợp nói xấu người khác luôn luôn xảy ra  khi đối tượng ấy vắng mặt và như vậy đó là điều chẳng những bất công mà còn hèn hạ. Nói là bất công bởi vì đã không cho người ta cơ hội để biện minh. Còn hèn hạ vì không dám đối diện với sự thật.
Thủ Bản Legio là kim chỉ nam hướng dẫn cho các hoạt động Tông Đồ mà hội viên cần phải  tuân theo. Một trong những hướng dẫn ấy  đề cập đến  việc  không bao giờ được phép xét đoán người khác “ Hội viên Legio phải kính trọng người khác, Không phải chỉ bằng thái độ bên ngoài mà còn tận trong tâm hồn. Sứ mạng của Legio  không cho họ tự đặt mình làm quan tòa xét xử  anh em hoặc tự coi mình như một mẫu mực. Bắt anh em phải suy nghĩ phải hành động  rập khuôn như mình. Không nên  hồ đồ cho rằng  những ai không đồng quan điểm với mình. Không đón tiếp mình, thậm chí chống đối mình đều là những kẻ không ra gì” ( TB Sl 503 Chương 39 ).
Hội viên Legio phải kính trọng người khác không phải chỉ bằng thái độ bên ngoài mà phải tận trong tâm. Điều này đối với người đời khó ai có thể làm được. Thế nhưng đối với hội viên Legio  lại bắt buộc phải làm nếu không thì không xứng đáng là chiến sĩ của  Nữ Tướng Maria  trong trận chiến với kẻ thù gian hiểm Sa Tan ( St 3, 15 ).
Là hội viên Legio dù ở trong bất cứ cương vị nào hoặc cấp Hội Đồng nào  cũng không bao giờ  được  coi mình như là một thứ khuôn mẫu bắt người khác noi theo. Điều tệ hại nhất  trong xã hội cũng như tôn  giáo  đó là tự coi mình là một thứ mẫu mực để xét đoán người khác. Người CS  bởi đã lấy mẫu mực là  chủ nghĩa Mác, Lenine thế nên  đã ra tay giết hại hàng triệu người nhân danh chiêu bài đấu tranh giai cấp đồng thời ra sức triệt hạ tôn giáo cho đó là mê tín dị đoan…
Trong tôn giáo  thì người Pharisieu  cũng do nơi căn cứ vào các giới răn  để kết án người khác kể cả Chúa Giê Su họ cũng không tha. Người Pharisieu sử dụng luật như một thứ vũ khí để triệt hạ người khác. Đang khi đó Chúa Giê Su Đấng đến để kiện toàn lề luật tức là đem lại ý nghĩa đích thực của luật phải là luật yêu thương. Họ dẫn người đàn bà phạm tội ngoại tình  đến trước Chúa và hỏi Ngài phải đối xữ ra sao với kẻ tội lỗi này. Ngài trả lời” Ai trong các ngươi  cho rằng mình vô tội thì hãy ném đá kẻ này đi” ( Ga 8, 7 ).
Không ai trong chúng ta  là người vô tội và người Legio hơn ai hết chẳng dám nhận mình vô tội. Chính vì nhận mình là kẻ tội lỗi cần Lòng Thương Xót Chúa thế nên chúng ta mới gia nhập vào hàng ngũ này để được Thánh hóa mình  và nhờ sự kết hợp với Đức Maria để Thánh hóa người khác.
Đi trên con đường nên Thánh  tất nhiên không một ai tránh khỏi lầm lỡ vấp ngã. Mặc dầu vậy  có điều khác biệt rất lớn giữa người mang nơi mình ước vọng nên Thánh với người thế gian  là ở chỗ người ước muốn nên Thánh  mỗi khi vấp ngã lại cậy nhờ vào ơn Chúa để đứng dậy còn người đời thì buông xuôi trượt dài trong đường tội.
Đối với người  đàn bà phạm tội ngoại tình  kia đúng là theo luật thì phải bị ném đá cho chết  và Chúa Giê Su cũng biết đó là tội chứ đâu phải không ? Tuy nhiên với tình thương vô biên của Chúa, Ngài nói: Ta không kết án ngươi, thôi hãy về đi và đừng phạm tội nữa ( Ga 8, 11 ).
Tội đem đến sự chết nhưng nên nhớ xét đoán người khác cũng là tội và cũng đem đến sự chết.