Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

LÁ BÀNG.

Tưởng rằng là thứ vứt đi nhưng những lá bàng khô bất ngờ được những người chuyên chơi cá cảnh tìm mua với giá không ngờ tới khiến nhiều người bất ngờ.

Theo chia sẻ từ những người chuyên bán lá bàng khô, những năm gần đây nhiều người nuôi cá cảnh bắt đầu tìm tới sản phẩm này để giúp diệt ký sinh trùng và một số loại vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản.
Chuyện thật như đùa, lá bàng khô rao bán rầm rộ 1.000 đồng/lá
"Nhiều nghiên cứu cho rằng trong lá bàng khô có chất được sử dụng để tạo màu, ngăn ngừa một số vi khuẩn và các loại nấm trên cá rồng và các loài cá ưa nước mềm như cá dĩa, cá thìa lìa", anh Hoàng Tuấn Tài, chuyên bán lá bàng không tại Hoàng Hoa Thám cho biết.
Cũng giống anh Tài, anh Trần Duy Hiếu, một chủ cửa hàng chuyên bán sản phẩm hỗ trợ nuôi cá cảnh chia sẻ, chiết xuất từ lá bàng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho các loài cá.
Đặc biệt là loại cá rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá bàng sẽ có những bộ vây đều to, dầy và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Chuyện thật như đùa, lá bàng khô rao bán rầm rộ 1.000 đồng/lá
Lá bàng khô được rao bán nhiều trên các trang thương mại điện tử.
Những người có tham vọng cho cá rồng đẻ, việc áp dụng lá bàng thích hợp sẽ kích thích cá sinh sản khi đủ tuổi trưởng thành.
"Mỗi ngày tôi bán được 5- 10kg lá bàng cho khách, trước đây không hề nghĩ mặt hàng này có người mua nhưng sau đó rất nhiều khách tới hỏi nên tôi đã thuê người hoặc nhờ người nhà đi nhặt lá bàng về để bán", anh Hoàng Thanh Tùng, chủ cửa hàng sinh vật cảnh tại Hoàng Hoa Thám cho hay.
Theo kinh nghiệm của người chơi cá cảnh, chỉ chọn lá bàng khô, đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ.
Mỗi lá bàng 10 cm sử dụng với 4 - 8 lít nước đối với cá rồng. Cắt nhỏ vụn lá bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 - 3 tuần, sau đó thay bịch khác với lá bàng mới.
"Chỉ cần sử dụng 1 - 2 lá bàng ngâm trong bể sẽ giúp giảm bớt độ pH của nước, làm môi trường bể nuôi ổn định và dễ chịu hơn cho cá. Các hợp chất trong lá bàng như violaxanthin, lutheinepoxid, luthein-izomer có tác dụng như các chất sát khuẩn ở mức độ vừa phải giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại, nấm, và các mầm bệnh trong bể", chị Vũ Thu Hà, sống tại Đội Cấn, Hà Nội nói.
Hiện tại, lá bàng khô đang được rao bán với giá 1.000 đồng/lá, nếu mua nhiều sẽ được giảm giá. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng cũng bán 100.000 đồng/kg.
Không chỉ có các cửa hàng chuyên bán đồ sinh vật cảnh bán mặt hàng này, trên các trang thương mại điện tử cũng đua nhau đăng bán với giá dao động từ 800 – 1000 đồng/lá.
(Theo Báo dân sinh)

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Dịch Corona Covid 19 đến 08.05.2020

                              NGÀY 08.05.2020.HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 




ác hoạt động tôn giáo trở lại bình thường
Các tổ chức tôn giáo hướng dẫn hoạt động, sinh hoạt tôn giáo bình thường, nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đó là tinh thần chỉ đạo tại công văn số 304/TGCP-VP mà Trưởng ban Ban TGCP vừa ký ban hành chiều ngày 08/5/2020.
Công văn nêu rõ, với sự quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, sự đoàn kết, đồng lòng, chung tay, góp sức của Nhân dân cả nước, của các tổ chức tôn giáo, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp; số người nhiễm, số người tử vong do dịch bệnh tại nhiều nước vẫn ở mức cao, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức tôn giáo phải luôn đề cao cảnh giác, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, không để dịch bùng phát trở lại.
Thực hiện Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 08/5/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn chức sắc, chức việc và tín đồ thực hiện tốt một số nội dung phòng, chống dịch Covid-19, dần thiết lập trạng thái bình thường mới.
Lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo hướng dẫn tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo bình thường, nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Các tổ chức vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo là người nước ngoài hoặc kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại các vùng dịch hạn chế nhập cảnh Việt Nam; tất cả các trường hợp nhập cảnh đều phải thực hiện việc cách ly tập trung trong 14 ngày theo quy định.
Các cơ sở khám chữa bệnh của tổ chức Giáo hội như phòng thuốc nam, Tuệ Tĩnh đường, phòng khám… được hoạt động bình thường, giám sát sức khỏe cho người dân và tín đồ tại cộng đồng, chăm sóc và khám chữa bệnh cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn…
Ban Tôn giáo Chính phủ cũng khuyến khích việc thông tin, tuyên truyền trên website của các Giáo hội về các điểm du lịch tâm linh, các cơ sở tôn giáo là danh lam, thắng cảnh, phù hợp với diễn biến tình hình của dịch bệnh ở địa phương để phát huy du lịch tâm linh nội địa và chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế trong thời điểm thích hợp, khi Chính phủ Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế./.
Nội dung Công văn số 304/TGCP-VP


CORONA - NHÀ THỜ KHÔNG TIẾNG CHUÔNG -

 Giảng lễ Chúa Nhât V mùa chay, Lm.Giuse Trần Thanh Công


14,3 N người đăng ký

Thánh lễ trực tuyến nhà thờ Vườn Xoài, TGP Sài Gòn.




Thế giới gần 250.000 người chết vì Covid-19, Anh từng chuẩn bị tình huống xấu với thủ tướng

Dịch Covid-19 tiếp tục càn quét khắp thế giới, cướp đi sinh mạng của gần 250.000 người và từng khiến nước Anh phải chuẩn bị cả phương án ứng phó trong trường hợp thủ tướng tử vong vì dịch.

Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 4/5 (theo giờ Việt Nam), virus corona chủng mới đã tấn công 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho ít nhất 3.560.911 người và khiến 248.048 trường hợp trong số đó tử vong. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến 1.152.914 bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi.
Anh phòng tình huống thủ tướng thiệt mạng vì Covid-19
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Sun hôm 3/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson tiết lộ chính phủ nước này từng chuẩn bị "các kế hoạch chiến lược", khi ông phải nhập viện điều trị vì nhiễm Covid-19, kể cả tình huống ông không qua khỏi và tử vong.
Thế giới gần 250.000 người chết vì Covid-19, Anh từng chuẩn bị tình huống xấu với thủ tướng
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Johnson, 55 tuổi thông báo có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới hôm 27/3 nhưng nói ông tự cách ly tại nhà vì chỉ có triệu chứng nhẹ. Song, theo yêu cầu của các bác sĩ, ông đã nhập viện hôm 5/4 khi mức oxy trong máu xuống quá thấp và được chuyển vào phòng chăm sóc tích cực một ngày sau đó.
Lãnh đạo Chính phủ Anh từng phải dùng máy trợ thở trong 3 ngày do tình trạng bệnh trở nặng, nhưng cuối cùng ông đã bình phục và được xuất viện hôm 12/4. Theo BBC, ông Johnson và hôn thê Carrie Symonds mới đây đã quyết định đặt tên cho cậu con trai mới sinh của cặp đôi là Wilfred Lawrie Nicholas Johnson nhằm thể hiện sự kính trọng và biết ơn với những người ông của họ và hai vị bác sĩ đã chữa trị cho thủ tướng tại bệnh viện.
Tiết lộ của ông Johnson được đưa ra khi Anh hiện đã vượt qua Tây Ban Nha trở thành nước đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Italia xét về số người chết vì Covid-19. Đảo quốc sương mù hiện ghi nhận 28.446 trường hợp tử vong trong tổng số gần 187.000 ca nhiễm trên toàn quốc.
Số ca tử vong ở Mỹ gần chạm mốc 70.000 người
Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 với tổng số ca nhiễm cũng như tử vong vì dịch liên tục tăng và hiện đều cao nhất thế giới. Chỉ trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 25.299 ca nhiễm mới Covid-19 và 1.101 người thiệt mạng, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc tính đến sáng sớm 4/5 lên gần 1,2 triệu người với 68.545 trường hợp trong số đó đã tử vong.
Theo CNN, ông J.B. Pritzker, thống đốc bang Illinois mới đây đã lên tiếng chỉ trích Nhà Trắng "không có những đóng góp hữu ích trong nhiều tuần" đối với cuộc chiến chống Covid-19 trong nước. Phát biểu trong chương trình "Face the Nation" của kênh CBS, ông Pritzker nhấn mạnh, chính các thống đốc bang đã phải tự chia sẻ với nhau cách ứng phó với khủng hoảng và giữ cho người dân an toàn trước dịch bệnh.
Trong khi đó, ông Marty Walsh, Thị trưởng thành phố Boston thuộc bang Massachusetts cũng bày tỏ lo ngại về việc tái mở nền kinh tế, cũng như nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội quá sớm khi dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành ở Mỹ. Ông lên án chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đưa ra "các thông điệp khó hiểu", dẫn đến tình trạng người dân tụ tập đông tại trung tâm mua sắm quốc gia ở thủ đô Washington hay Công viên Trung tâm ở tâm dịch New York, làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh nguy hiểm.
Ông Walsh tin rằng, các thành phố trên khắp nước Mỹ vẫn cần xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng cũng như trang bị đủ đồ bảo hộ cá nhân cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.
Hơn 50% ca nhiễm mới Covid-19 ở Nga không có triệu chứng
CNN dẫn lời các quan chức y tế Nga cho hay, chỉ trong vòng 24 giờ qua, nước này có thêm 10.633 ca dương tính với virus corona chủng mới, mức tăng kỷ lục trong ngày kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc lên 134.687 người. Đáng nói, tới 50% số ca mắc mới Covid-19 ở xứ sở bạch dương trong ngày 3/5 không bộc lộ các triệu chứng nhiễm bệnh.
Tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong tại Nga tính đến sáng sớm 4/5 là 1.280 người, tăng 58 trường hợp so với một ngày trước đó. Song, tỷ lệ tử vong ở nước này thấp hơn nhiều so với các "điểm nóng" khác vì dịch trên thế giới.
Tổng thống Vladimir Putin cho hay, tùy theo tình hình cụ thể, Nga có thể nới lỏng các biện pháp giới hạn nhằm dập dịch từ ngày 12/5. Tuy nhiên, ông yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai nghiêm việc giãn cách xã hội nhằm làm chậm lại đà lây lan của virus corona chủng mới.
Thế giới gần 250.000 người chết vì Covid-19, Anh từng chuẩn bị tình huống xấu với thủ tướng
Các nhân viên y tế tại một bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô Moscow, Nga. Ảnh: Reuters
Pháp, Italia và Tây Ban Nha đón tín hiệu mừng
Cả Pháp, Italia và Tây Ban Nha hôm 3/5 đều ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 thấp nhất trong nhiều tuần qua, khi chính phủ các nước này chuẩn bị cho nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, Pháp có thêm 135 ca tử vong, Italia ghi nhận 174 trường hợp thiệt mạng (mức thấp trong vòng hai tháng qua) và Tây Ban Nha có 164 người tử vong (thấp nhất kể từ giữa tháng 3).
Tại Tây Ban Nha, một số doanh nghiệp được mở cửa trở lại từ hôm nay, 4/5 khi cả nước bắt đầu "giai đoạn 0" của việc nới lỏng các biện pháp hạn chế sau 8 tuần áp dụng sắc lệnh khẩn cấp quốc gia để dập dịch.
Trong khi đó, Điện Elysée xác nhận Pháp sẽ không áp dụng cách ly bắt buộc 14 ngày đối với những người nhập cảnh từ khu vực Schengen thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh. Song, trong đề xuất gửi lên Quốc hội, Chính phủ Pháp muốn kéo dài tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 thêm gần 2 tháng nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát dịch lần thứ hai.
Các tin đáng chú ý khác về dịch Covid-19:
- Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic hôm 4/5 cho biết, nước này sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về dịch Covid-19 trong tuần này vì tốc độ lây nhiễm virus corona chủng mới đã chậm lại. Quốc gia vùng Balkan này hiện ghi nhận 9.464 ca mắc Covid-19 với 193 trường hợp tử vong.  Quốc hội Serbia dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua việc dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai từ giữa tháng 3 như đóng cửa biên giới, các sân bay, giới nghiêm hàng ngày....
Bangladesh có thêm 665 ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày 3/5, mức tăng cao nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi Chính phủ công bố dịch hôm 8/3. Theo hãng thông tấn quốc gia BSS, đã có 177 bệnh nhân Covid-19 ở Bangladesh thiệt mạng trong tổng số 9.455 ca dương tính với virus corona chủng mới trên toàn quốc. Trong cuộc họp trực tuyến mới diễn ra với các quan chức 56 quận huyện khắp cả nước, Thủ tướng Sheikh Hasina đã công bố nhiều gói hỗ trợ người dân cũng như các bước đi cụ thể nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực do dịch bùng phát.
- Bộ Y tế Brazil thông báo, chỉ trong vòng 24 giờ qua, nước này có thêm 4.588 ca nhiễm mới Covid-19 với 275 trường hợp thiệt mạng, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc vượt mốc 100.000 người và tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 7.025 người, nhiều hơn bất kỳ nước láng giềng nào thuộc khu vực Mỹ Latin. Theo các chuyên gia, những số liệu trên có thể thấp hơn nhiều so với thực tế do Brazil không xét nghiệm virus corona chủng mới rộng rãi trong dân.
- Chính phủ Ai Cập tuyên bố sẽ cho phép các khách sạn mở cửa trở lại để đón khách du lịch nội địa, với điều kiện họ phải hoạt động với công suất không quá 25% cho đến cuối tháng 5 và thực hiện một loạt các biện pháp y tế khác để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới. Tính đến sáng sớm 4/5, nước này ghi nhận 6.465 ca mắc Covid-19 với 429 người đã tử vong. Theo Thủ tướng Mostafa Madbouly, Ai Cập sẽ bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường dần dần sau tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo (kéo dài từ 24/4 - 23/5).
- Tổng thống Tanzania nói sẽ cử máy bay đến Madagascar để nhập khẩu một loại thuốc bổ thảo dược được lãnh đạo nước này ca ngợi là điều trị được bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Tổng thống Congo-Brazzaville cũng thông báo sẽ nhập khẩu dược phẩm dạng nước này, vốn được bào chế từ cây artemisia (một nguồn cung cấp dược liệu sử dụng trong sản xuất thuốc trị bệnh sốt rét) và được tung ra thị trường chỉ sau 3 tuần thử nghiệm trên 20 người.